(Camnangbabau) Dù đã chuẩn bị tinh thần rất kỹ nhưng bạn và gia đình vẫn không tránh khỏi hồi hộp và lúng túng khi có những dấu hiệu ban đầu của quá trình sinh nở. Những thông tin về giai đoạn tiền chuyển dạ cùng một số lời khuyên hữu ích sau có thể giúp chị em có được một cuộc vượt cạn thành công hơn.
Mẹ bầu cần chú ý các dấu hiệu tiền chuyển dạ |
Các dấu hiệu chuyển dạ.
Tùy thuộc vào mỗi người, giai đoạn này sẽ diễn ra với những khoảng thời gian dài ngắn khác nhau. Có người xuất hiện các cơn co thắt tử cung vài giờ, người lại kéo dài trong vài ngày. Lúc đầu, chị em chỉ có cảm giác hơi khó chịu nhưng càng ngày, các cơn đau sẽ xảy ra thường xuyên hơn, kèm theo những dấu hiệu khác của cơ thể.
Dưới đây là những dấu hiệu bắt đầu của quá trình chuyển dạ:
- Đi tiểu nhiều
- Có hiện tượng sưng bụng, bụng nhỏ đi, dễ thở hơn
- Đau lưng và xương chậu
- Đau bụng dưới âm ỉ, có những cơn đau quặn tương như khi đau bụng hành kinh. Lúc mới chuyển dạ, một cơn đau thường kéo dài 10 – 15 giây và ngắt quãng trong 5 -10 phút. Cường độ cơn đau ngày càng tăng lên theo thời gian.
- Ra máu màu nâu hoặc chất nhầy màu hồng.
- Tử cung co bóng từng cơn với tần suất dày hơn khiến bạn cảm thấy đau đớn.
- Ra nước âm đạo (vỡ nước ối): Nút nhầy ở tử cung sẽ bung ra dưới dạng nhầy lẫn với máu
Làm gì khi có các dấu hiệu trên?
- Bình tĩnh và thư giãn là hai yếu tố quan tringj giúp cuộc vượt cạn trở nên dễ dàng hơn
- Bạn có thể đi lại hoặc nằm/ngồi nghỉ. Các ông chồng có vai trò quan trọng lúc này, hãy luôn ở bên cạnh làm chỗ dựa tinh thần cho vợ và làm bất cứ điều gì cô ấy cảm thấy dễ chịu hơn.
- Cố gắng ăn và uống đủ để tích trữ năng lượng cho cuộc vượt cạn sắp tới. Những thực phẩm bạn nên dùng là các loại bánh mỳ, ngũ cốc, mỳ ống, khoai tây, chuối, sữa chua, bánh quy, các loại súp, sữa, nước lọc, sữa chua, nước hoa quả… Ăn và uống cũng là hai cách để bạn lấy lại bìm tĩnh.
- Đây cũng là khoảng thời gian bạn có thể tập dượt trước cách hít thở và các tư thế khi sinh.
Trường hợp chuyển dạ giả.
Không hiếm các cặp vợ chồng “cuống quýt” vào viện khi mới bị đau bụng rồi lại trở về nhà vì không phân biệt được đâu là các dấu hiệu chuyển dạ thật và giả. Chuyển dạ giả sẽ có các dấu hiệu sau: không có nước hay nhớt hồng âm đạo, đau bụng không đều đặn, không đau lưng.
Chuẩn bị kĩ càng gần trước ngày sinh. Để không bị “cập rập” trước lúc đi sinh, gia đình nên chuẩn bị một làn đồ dùng cần thiết để mang vào bệnh viện gồm có: tã giấy, tã chéo, khăn ướt, bao tay chân, khăn quấn, áo sơ sinh, bình sữa, cốc, thìa, dầu tắm gội cho bé, sữa cho trẻ sơ sinh (phòng trường hợp mẹ không có sữa), băng rốn, bình giữ nhiệt, nước sạch, băng vệ sinh các loại dùng cho mẹ, quần áo và đồ dùng cá nhân cho mẹ…
Cần đến bệnh viện ngay nếu rơi vào những trường hợp sau.
- Bị vỡ nước ối trong giai đoạn đầu, bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Lúc này, phải giữ cho âm đạo thật sạch sẽ nhằm đảm bảo an toàn cho mình và thai nhi nên tốt nhất, bạn hãy đến bệnh viện để theo dõi.
- Thai nhi cử động ít hơn bình thường
- Ra máu nhiều hoặc đỏ tươi như kinh nguyệt
- Sốt, đau đầu, hoa mắt, đau bụng dữ dội.
HoaThanh (ST)
Bài viết liên quan:
Nhận xét