Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn dễ xảy ra nhiều biến chứng nên làm sao để giữ sức khỏe thật tốt là điều cần thiết. Bác sĩ sản khoa Lan Hương khuyên thai phụ cần lưu ý những vấn đề sau đây.
Mẹ bầu cần thăm khám thai thường xuyên hơn tháng cuối thai kỳ |
Chế độ ăn:
Đây là thời điểm cần cung cấp nhiều hơn năng lượng cho mẹ và thai nhi nên tuyệt đối không được ăn kiêng. Tuy nhiên, không được tăng khẩu phần ăn quá nhiều, không ăn nhiều ngọt dễ dẫn đến bệnh tiểu đường và khó lấy lại vóc dáng sau sinh. Đặc biệt, phải hạn chế ăn mặn để tránh chứng phù chân, hạn chế ăn đêm trê gây khó ngủ và dễ béo phì sau sinh. Buổi tối, bạn chỉ nên ăn nhẹ trước 9 giờ hoặc uống một ly sữa ấm trước khi ngủ. (Xem thêm...)
Bổ sung canxi:
Giai đoạn này, thai nhi sẽ hoàn thiện việc phát triển xương. Nếu không đủ canxi, lượng canxi từ cơ thể có thể mẹ sẽ chuyển sang cho em bé và điều này gây nguy cơ mắc bệnh loãng xương cho mẹ. Hơn nữa, thiếu canxi còn tăng nguy cơ sinh non. Vì vậy, mỗi ngày bạn cần được bổ sung khoảng 1.200mg canxi qua thức ăn hoặc bằng thuốc.
Uống nước:
Uống thật nhiều nước sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón. Thiếu nước vào 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây nên hiện tượng co thắt tử cung, dọa sinh non. Lúc này, thai phụ nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Trí não bé phát triển tốt nhất:
Theo bác sĩ Huỳnh Thu Thủy, giai đoạn này, não của thai nhi có thể đạt đến 25% trọng lượng não người trưởng thành. Đây là “thời điểm vàng” quyết định trực tiếp đến sự thông minh và các kỹ năng sống của bé sau này. Do vậy, nếu bạn không quan tâm tác động thì sẽ bỏ mất cơ hội để giúp con thông minh hơn. Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí não của bé chính là các dưỡng chất như docosa dexaenoic acid (DHA), choline, axit folic, sắt, kẽm, i-ốt, vitamin B12. Trong đó DHA và choline là hai dưỡng chất đặc biệt quan trọn và tác động rất lớn đến sự phát triển trí não thai nhi mà bạn cần quan tâm bổ sung.
Quan hệ tình dục:
Lúc này, thai đã to nên việc thai phụ “lên đỉnh: sẽ tạo ra những có thắt dễ dấn dến sinh non. Các bác sĩ Sản khoa khuyên bạn nên hạn chế quan hệ tình dục. Nếu có, không quan hệ theo tư thế truyền thống bởi dễ gây chèn ép lên buồng tử cung, có thể làm vỡ ối sớm… Bạn có thể “sáng tạo” ra bất kỳ tư thế nào mà không để áp lực đè lên bụng và ngực. Đặc biệt, cần kiêng hẳn “chuyện ấy” nếu thai phụ mang các yếu tố như song thai, có tiền sử chuyển dạ sớm, vỡ ối hoặc có những dấu hiệu chuyển dạ…
Giai đoạn này, bạn nên gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Từ tuần thứ 30 – 35 của thai kỳ, hầu hết các bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ khám 1 lần/tuần. Từ tuần thứ 36 trở ra, sẽ khám 1 lần/tuần cho đến lúc sinh. Trong tháng cuối cùng, bạn hãy đặc biệt lưu ý đến các cơn co. Nếu cơn co tử cung xuất hiện đều đặn, thời gian giữa các cơn đau ngày càng ngắn (khoảng 30 phút/lần, rồi 10 phút/lần, rồi 5 phút/lần) thì đó là dấu hiệu đang chuyển dạ. Bạn cần chuẩn bị tư thế vào bệnh viện ngay.
HoaThanh (ST)
Nhận xét