Chóng mặt khi mang thai



Trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ, đa số thai phụ đều từng có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Liệu đây có phải là biểu hiện của những bệnh lý và cách ngăn ngừa tình trạng này thế nào?

(Xem thêm bài viết về các loại bệnh phổ biến thường gặp khi mang thai tại đây)



Chóng mặt khi mang thai - Cẩm nang bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng rất phổ biến của thai kỳ

Tại sao thai phụ hay bị chóng mặt?
Hoa mắt, chóng mặt là một triệu chứng rất phổ biến của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, nguyên nhân có thể là do sự thay đổi tốc độ tuần hoàn máu của cơ thể tăng lên và nguồn cung cấp máu chưa thích ứng kịp thời. Ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, triệu chứng này thường do tử cung phát triển, tạo áp lực lên các mạch máu. Thực tế thì trong mọi giai đoạn, kích thích tố làm cho các mạch máu giãn ra, giúp máu lưu thông đến bé dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này lại khiến dòng máu theo chiều trở lại của chu kỳ tuần hoàn chậm hơn. Từ đó, tạo cho bà bầu cảm giác chóng mặt nhiều hơn. Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là do lượng đường trong máu giảm, mất nước, thời tiết nắng hoặc bị thiếu máu.


Nên làm gì khi bị hiện tượng này
Để hạn chế tình trạng chòng mặt trong thai kỳ, bạn nên tập thể dục thường xuyên, uống ít nhất 2 lít nước/ngày và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để đảm bảo lượng đường trong máu. Khi có cảm giác chóng mặt, hãy từ từ nằm nghiêng về một bên trái. Nếu không nằm được, hãy ngồi hoặc cúi đầu, rồi hít thở sâu và nới lỏng quần áo. Nếu có thể, bạn hãy ăn nhẹ và uống nước. Nếu bị thiếu máu, bạn nên uống thêm viên sắt, bổ sung thức ăn bổ máu như: các loại thịt màu đỏ (bò, lợn, cừu…), thịt gia cầm, cá, các động vật thân mềm có vỏ (sò, trai, hến…), các loại rau lá xanh (cải xoong, lơ xanh, cải xoăn…), ngũ cốc (lúa mạch, yến mạch…), các loại đỗ, lỏng đỏ trứng…


Lưu ý: 

Nếu bị chóng mặt kèm theo ra máu và đau bụng, bạn cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn, bởi đó có thể là biểu hiện của hiện tượng có thai ngoài dạ con, nhau thấp, nhau gãy…


Các biện pháp phòng chống chóng mặt


- Không đứng/ngồi trong một tư thế quá lâu hoặc không đột ngột thay đổi tư thế

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối và khoa học với nhiều bữa nhỏ, ăn vặt bằng các thực phẩm giàu sắt như salad, bánh ngũ cốc, chè đỗ, trứng luộc…

- Tích cực bổ sung vitamin C để giúp cơ thể hấp thụ sắt trong thực vật. Hạn chế sử dụng thực phẩm chưa caffeine vì nó kìm hãm sự hấp thu sắt.

- Không nên xông hơi, không ngâm bồn nước nóng trên 39 độ c khi tắm

- Nằm ở tư thế nghiêng về bên trái để máu lưu thông tốt nhất

- Không mặc quần áo và nội y chật, bó sát.

- Uống trên 2 lít nước/ngày

- Thường xuyên tập thể dục, nhưng không được tập quá sức

- Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Nếu bị mất ngủ vào buổi tối, trước khi đi ngủ khoảng 15 phút, bạn nên uống mọt cốc sữa ấm pha mật ong hoặc đi dạo để có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Hoa Thanh

Nhận xét

Unknown đã nói…
Các mẹ chú ý phòng ngừa rạn da trong gia đoạn mang thai nữa nhé. Tham khảo link dưới đây: bán kem trị rạn nứt da sau khi sinh tại tphcm hoặc ban kem tri ran nut da sau khi sinh tai tphcm
Unknown đã nói…
Các mẹ chú ý phòng ngừa rạn da trong gia đoạn mang thai nữa nhé. Tham khảo link dưới đây: bán kem trị rạn nứt da sau khi sinh tại tphcm hoặc ban kem tri ran nut da sau khi sinh tai tphcm