Trầm cảm thai kỳ

 Giai đoạn mang thai thường là lúc cơ thể người phụ nữ xuất hiện nhiều “hội chứng” lạ. Và, chứng trầm cảm thai kỳ là một trong số đó…

Bệnh trầm cảm thai kỳ

Tìm hiểu bệnh

Trầm cảm là bệnh rối loạn tâm thần, khoảng 5,8% người lớn mắc bệnh này (ở phụ nữ là khoảng 8%). Có khoảng 4 - 7,6% thai phụ bị trầm cảm, nhất là trong 3 tháng đầu, rồi kéo dài suốt thai kỳ. Nếu thấy từ 2 trong số 6 lý do sau, chứng tỏ bạn đã có dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm:

1. Phần lớn thời gian trong ngày luôn cảm thấy buồn rầu, bi quan và thất vọng.
2. Luôn cảm thấy khó khăn trong quyết định một việc gì đó, trí nhớ bị ảnh hưởng.
3. Mất hứng trong công việc, có “vấn đề” trong quan hệ về gia đình, bạn bè hoặc không muốn giao tiếp với những người khác.
4. Sức khỏe giảm sút, mệt mỏi, bồn chồn, tăng cân, đau lưng, khớp và đau đầu dai dẳng.
5. Có cảm giác muốn uống rượu bia, thuốc thần kinh, ưa mạo hiểm, không chú ý đến rủi ro trong cuộc sống.
6. Nghĩ nhiều về cái chết, lo đến ngày “tận số” và muốn quyên sinh.

Nguyên nhân và giải pháp

Một trong những nguyên nhân chính, là sự dao động về hormone ảnh hưởng đến bà bầu, nhất là ở những người nhạy cảm. Ví dụ, mang thai có tác động bởi yếu tố khách quan như vỡ kế hoạch, bị ép buộc sinh con trai, vợ chồng không hòa thuận, khó khăn về kinh tế… Ngoài ra, còn có những yếu tố khác như tính khí thay đổi, có tiền sử mắc bệnh (nhất là bệnh về thần kinh), sống cô đơn và chịu áp lực lớn, gặp khó khăn trong khi mang thai hoặc từng sảy thai, bị lạm dụng thể xác (nhất là tình dục), ô nhiễm môi trường cao… 

Nếu quyết định có em bé, bạn phải tìm ra giải pháp tối ưu nhất để đảm bảo sức khỏe cho cả mình và con. Trong đó, cần chú ý đến những điều sau:

- Nhìn thẳng và nghiêm túc trong mọi vấn đề: Cùng với niềm vui, mang thai và sinh con luôn là công việc nặng nhọc, nên cần được quan tâm đúng mức. Trước khi mang thai, bạn hãy chuẩn bị tốt nhất để vượt qua những khó khăn (như khả năng làm mẹ, giải quyết các vấn đề trước, trong và sau sinh con...). Bạn cần đưa ra dự báo về những gì có thể xảy ra, khả năng đáp ứng, có kế hoạch cụ thể và khoa học, biết yêu quý bản thân và đón nhận sự hỗ trợ từ người thân.

- Tận dụng quan hệ gia đình: Nên sống cởi mở với mọi người, kể cả bố mẹ, chị gái để chuẩn bị hành trang trước khi làm mẹ. Xây dựng mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu tốt, giúp mọi người hiểu và nâng đỡ khi cần thiết để giảm cảng thẳng, trầm cảm.

- Sự ủng hộ của chồng: Dù mang thai theo ý muốn hoặc “vỡ kế hoạch” thì sự giúp đỡ của người chồng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó là tiêu chí giúp bạn trải qua những cơn khủng hoảng về tinh thần và là chỗ dựa không thể thiếu đối với nhóm người dễ mắc bệnh trầm cảm.

- Sự giúp đỡ chuyên môn: Để chẩn đoán những bất trắc có thể xảy ra, thì sự trợ giúp của chuyên môn cũng rất quan trọng. Nó giúp cho bạn khắc phục và hạn chế những lo sợ thường trực, chứng trầm cảm trước và sau sinh.

- Biết “ưu tiên” bản thân hơn: Bạn nên chuyển sang làm những công việc nhẹ nhàng, phù hợp, tăng cường thư giãn, luôn nghĩ tới những điều tốt đẹp, tập luyện đều đặn…, sẽ giúp tinh cho thần sảng khoái theo hướng tích cực. Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và ngủ đủ và ăn uống đảm bảo dưỡng chất cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn và đủ năng lực để chống chọi với những thay đổi diễn ra trong suốt thai kỳ.


Nhận xét