Nước dừa luôn được các bà bầu truyền tai nhau và được coi là đồ uống ‘vàng’ nhưng bà bầu có biết nếu sử dụng không đúng cách thì nước dừa sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Những ai không nên uống nước dừa?
Bà bầu mới mang thai không nên uống nước dừa, vì sao vậy? Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt tí nào cho mẹ bầu những tháng đầu.
Ngoài ra, những người sau không nên uống nước dừa: người mắc các bệnh suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh, người mới ốm dậy. Những người bị bệnh trĩ, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim do lạnh thì không nên uống nước dừa và các sản phẩm từ dừa vì có thể gặp những tai hại khôn cùng.
Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu bà bầu có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống “vàng” cho mẹ bầu nữa. Tuy nhiên, chị em chỉ nên uống 1 quả mỗi ngày và không nên uống buổi tối. Dưới đây là những lợi ích của nước dừa với bà bầu:
Vào mùa hè nóng bức, khi bạn muốn thoả cơn khát thì không gì tốt bằng nước dừa. Nó hoàn toàn có thể thay thế cho các loại nước có đường và năng lượng cao như các loại đồ uống có ga hay nước hoa quả.
Nước dừa cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.
Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày.
Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này.
Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.
Với tất cả những lợi ích tuyệt vời kể trên, nước dừa luôn được khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai.
Không có chuyện uống nước dừa con trắng da
Hiện nay, một số bà bầu quan niệm uống nước dừa giúp con trắng da, hồng hào và xinh đẹp tuy nhiên hiện nay chưa có một nghiên cứu cụ thể hay thống kê chính xác về vấn đề này nên chưa thể đưa ra kết luận cụ thể. Đây chỉ là một kinh nghiệm do các mẹ bầu truyền miệng nên mức độ tin cậy vẫn chưa hoàn toàn được đảm bảo. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, việc mua và uống nước dừa đúng cách cũng giúp bạn có thêm nhiều lợi ích trong sử dụng.
Các cách chế biến nước dừa
Uống trực tiếp: Nếu không có thời gian chế biến, bạn có thể bổ dừa ra và lấy nước uống trực tiếp, không cần pha chế thêm đường nữa.
Thạch dừa: Thạch dừa không chứa đường là thạch hoàn toàn tự nhiên, do chính tay bạn làm sẽ đảm bảo vệ sinh và có thêm một món ăn tráng miệng ngon, bổ.
Thạch dừa rau câu: Được chế biến từ rau câu và nước dừa, những loại hoa quả hoàn toàn mát cho cơ thể của phụ nữ mang thai.
Ngoài nước dừa, bà bầu cũng có thể hấp thụ dinh dưỡng từ nước dừa thông qua những món ăn chế biến với nước dừa: thịt kho nước dừa, bò hầm nước dừa, gà om nước dừa...
Lưu ý khi uống nước dừa
Dừa và những loại quả nhiều nước (dưa hấu...) đều có tính làm mát (ẩm, thấp), khi đi nắng về ta không nên ăn, uống nhiều vì Đông y cho rằng "ẩm khốn tỳ", ẩm nhiều gây hại tỳ vị, đầy bụng, khó tiêu, người ớn lạnh, đặc biệt có hại cho đường tiêu hóa và lá lách.
Khi uống nước dừa nên tránh uống vào buổi tối với nước đá. Đó là ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) thì càng dễ bị bệnh.
Những ai không nên uống nước dừa?
Bà bầu mới mang thai không nên uống nước dừa, vì sao vậy? Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt tí nào cho mẹ bầu những tháng đầu.
Ngoài ra, những người sau không nên uống nước dừa: người mắc các bệnh suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh, người mới ốm dậy. Những người bị bệnh trĩ, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim do lạnh thì không nên uống nước dừa và các sản phẩm từ dừa vì có thể gặp những tai hại khôn cùng.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên uống nước dừa |
Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu bà bầu có thể thoải mái uống nước dừa và loại nước này còn được coi là đồ uống “vàng” cho mẹ bầu nữa. Tuy nhiên, chị em chỉ nên uống 1 quả mỗi ngày và không nên uống buổi tối. Dưới đây là những lợi ích của nước dừa với bà bầu:
Vào mùa hè nóng bức, khi bạn muốn thoả cơn khát thì không gì tốt bằng nước dừa. Nó hoàn toàn có thể thay thế cho các loại nước có đường và năng lượng cao như các loại đồ uống có ga hay nước hoa quả.
Nước dừa cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.
Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày.
Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này.
Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.
Với tất cả những lợi ích tuyệt vời kể trên, nước dừa luôn được khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai.
Không có chuyện uống nước dừa con trắng da
Hiện nay, một số bà bầu quan niệm uống nước dừa giúp con trắng da, hồng hào và xinh đẹp tuy nhiên hiện nay chưa có một nghiên cứu cụ thể hay thống kê chính xác về vấn đề này nên chưa thể đưa ra kết luận cụ thể. Đây chỉ là một kinh nghiệm do các mẹ bầu truyền miệng nên mức độ tin cậy vẫn chưa hoàn toàn được đảm bảo. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, việc mua và uống nước dừa đúng cách cũng giúp bạn có thêm nhiều lợi ích trong sử dụng.
Các cách chế biến nước dừa
Uống trực tiếp: Nếu không có thời gian chế biến, bạn có thể bổ dừa ra và lấy nước uống trực tiếp, không cần pha chế thêm đường nữa.
Thạch dừa: Thạch dừa không chứa đường là thạch hoàn toàn tự nhiên, do chính tay bạn làm sẽ đảm bảo vệ sinh và có thêm một món ăn tráng miệng ngon, bổ.
Thạch dừa rau câu: Được chế biến từ rau câu và nước dừa, những loại hoa quả hoàn toàn mát cho cơ thể của phụ nữ mang thai.
Ngoài nước dừa, bà bầu cũng có thể hấp thụ dinh dưỡng từ nước dừa thông qua những món ăn chế biến với nước dừa: thịt kho nước dừa, bò hầm nước dừa, gà om nước dừa...
Lưu ý khi uống nước dừa
Dừa và những loại quả nhiều nước (dưa hấu...) đều có tính làm mát (ẩm, thấp), khi đi nắng về ta không nên ăn, uống nhiều vì Đông y cho rằng "ẩm khốn tỳ", ẩm nhiều gây hại tỳ vị, đầy bụng, khó tiêu, người ớn lạnh, đặc biệt có hại cho đường tiêu hóa và lá lách.
Khi uống nước dừa nên tránh uống vào buổi tối với nước đá. Đó là ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) thì càng dễ bị bệnh.
Nhận xét