Số cân nặng tăng lên
trong thai kỳ phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng của từng mẹ.
Nhiều chị cho rằng lúc mang thai, mình có thể ăn uống thoái mái. Một số khác thì lại lo sợ khi nghĩ tới cảnh thân hình phát tướng, làm hỏng vóc dáng vốn có của họ.
|
||
Các chuyên gia về dinh dưỡng, sản phụ khoa đã đưa ra một số lời khuyên cho các bà mẹ đang mang thai về việc cân nặng có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Đồng thời họ cũng có những gợi ý về chỉ số cân nặng phù hợp dựa trên thể trạng của mỗi người. Dưới đây là một số thắc mắc thường thấy của mẹ bầu xung quanh vấn đề cân nặng khi mang thai: Tôi cần tăng bao nhiêu cân khi mang thai? Trọng lượng cơ thể mà chị em nên có khi mang bầu sẽ dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) và số lượng thai nhi bạn có. Chỉ số BMI sẽ tính lượng mỡ của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng hiện tại của bạn. Nếu bình thường bạn đã có chỉ số BMI ở mức cao hơn bình thường thì khi mang thai không cần tăng quá nhiều cân và ngược lại. Sau đây là một số gợi ý về tiêu chuẩn tăng cân dành cho mẹ bầu dựa trên chỉ số BMI: Trong đó: W là trọng lượng cơ thể (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m) Đối với phụ nữ trên 20 tuổi nếu chỉ số BMI: - BMI < 18: là người dưới cân: khi mang bầu nên tăng 12,7 đến 18,1 kg - 18 <= BMI < 23: cân nặng bình thường: khi mang bầu cần tăng từ 11,3 đến 15,9 kg - 23 <= BMI < 30: quá cân: mẹ bầu nên tăng 6,8 đến 11,3kg - BMI > 30: béo phì : nếu có bầu chỉ nên tăng 5 đến 9,1 kg Đối với thai phụ mang thai đôi thì cân nặng có sự điều chỉnh như sau: - BMI < 18: tham khảo ý kiến bác sĩ - 18 <= BMI < 23: tăng từ 16,8 đến 24,5 kg - 23 <= BMI < 30: tăng từ 14,1 đến 22,7 kg - BMI > 30: tăng từ 11,3 đến 19,1 kg 2. Thời điểm nào tôi nên bắt đầu tăng cân? Việc tăng cân trong tam cá nguyệt đầu tiên là không thực sự cần thiết vì em bé chưa cần nhiều năng lượng, mặc dù đây là giai đoạn đầu phát triển của thai nhi. Nhiều bà mẹ trong giai đoạn này còn bị giảm cân do ốm nghén ảnh hưởng đến chế độ ăn uống hàng ngày. Ngược lại một số thai phụ khác thì do vui mừng và ăn uống “thả phanh” nên cân nặng cũng tăng lên chút ít. Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, để thai nhi có sự tăng trưởng ổn định và phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần có một kế hoạch nghiêm túc cho cả thai kỳ. Trong đó có việc đạt được trọng lượng cơ thể cần thiết dựa trên chỉ số BMI . 3. Nếu tôi tăng cân quá nhiều hoặc không tăng cân được thì sao? Nếu mẹ bầu đạt được số cân theo tiêu chuẩn thì em bé sẽ phần nào tránh được nguy cơ sinh non (sinh trước 37 tuần tuổi). Thai nhi không quá to, không quá nhỏ giúp việc sinh nở thuận lợi và đảm bảo sức khỏe cho em bé phát triển sau này. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, nếu mẹ bầu không biết cách kiểm soát cân nặng của mình, tăng quá cân thì em bé sinh ra sau này sẽ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì và gặp các vấn đề về huyết áp cao. Ngược lại, nếu mẹ bầu quá gầy, không tăng cân được sẽ khiến trẻ sinh ra nhẹ cân, khó nuôi, thậm chí dễ bị một số các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường khi bước vào độ tuổi trưởng thành. 4. Tôi cần có chế độ ăn như thế nào khi mang thai? Khi mang thai, các tuyến nội tiết thay đổi làm ảnh hưởng đến sự ngon miệng của chị em. Một số chị thì luôn có cảm giác đói, thèm ăn. Một số thì cơ thể luôn mệt mỏi do nôn ói nên không có nhu cầu ăn uống. Trong cả hai trường hợp này, mẹ bầu cần có một chế độ ăn cân bằng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho thai kỳ. Thông thường, khi mang thai, bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi mẹ bầu cần khoảng 340 calo mỗi ngày. 3 tháng cuối, thì cần tăng lên 450 calo. Nếu thai phụ là người thường xuyên hoạt động thể chất thì sẽ cần lượng calo lớn hơn một chút. Nếu thai phụ mang thai đôi thì nên ăn khoảng trên 440 calo mỗi ngày bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai và tăng lên 500-600 calo mỗi ngày trong ba tháng cuối. Mẹ bầu không nên quá kiêng khem. Các bữa ăn nên đa dạng hóa thực đơn nhưng cần có ngũ cốc, rau quả và các loại đậu để bổ sung chất xơ cho cơ thể thai phụ. Ngoài ra, nó còn giúp chị em no lâu hơn mà không cần nạp nhiều calo như các thực phẩm khác. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng táo bón trong thai kỳ. 5 . Làm thế nào để tôi có thể kiểm soát cơn thèm ăn? Đa phần các bà mẹ khi mang thai đều có mong muốn “bồi bổ” cho con yêu và nhiều khi việc “quá bổ” khiến các chị tăng cân vù vù hoặc rơi vào tình trạng thèm ăn thái quá. Một nghiên cứu được tạp chí British Journal of Nutrition tiến hành năm 2007 đã cho thấy rằng những phụ nữ thường xuyên ăn đồ ăn vặt trong thời gian mang thai thì những đứa trẻ sinh ra sau này có xu hướng béo phì, chúng thường thích mùi vị của các loại thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường và giàu calo . Nhiều mẹ bầu vẫn giữ thói quen ăn mặn trong thời gian mang thai. Điều này có thể khiến thai phụ bị tích nước dẫn tới tình trạng phù nề, tăng huyết áp và thậm chí có nguy cơ bị tiền sản giật. Để kiểm soát cơn thèm ăn, chị em không nên để quá đói mới ăn. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày hoặc bổ sung các bữa ăn nhẹ. Quan trong hơn nữa là mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng thực đơn lành mạnh trong 9 tháng thai kỳ. 6. Trọng lượng cơ thể trước khi mang thai cũng cần phải ổn định có đúng không? Điều này là hoàn toàn chính xác. Khi bạn xác định sẽ mang thai trong thời gian sắp tới thì có rất nhiều thứ một bà mẹ cần phải lên kế hoạch trong đó có việc ổn định cân nặng. Việc bắt đầu mang thai khi người mẹ có một sức khỏe ổn định, cân nặng phù hợp giúp thai nhi phát triển bình thường, giảm thiểu các biến chứng thai sản, trong đó bao gồm việc sinh mổ hoặc tiền sản giật. Các chuyên gia cũng khuyên các bà mẹ nên cân nhắc giữa các lần sinh để có thời gian phục hồi sức khỏe, lấy lại vóc dáng và ổn định cân nặng trước khi có ý định sinh bé tiếp theo.
Nguồn: Tạp chí bầu
|
Nhận xét