Tập thể dục trong thai kỳ rất quan trọng, điều này có lợi ích tốt cho sức khỏe cũng như quá trình vượt cạn sau này của bà bầu.
Tuy vậy không phải bà bầu nào cũng hiểu biết rõ về việc tập thể dục trong thai kỳ có những điều nên và không nên như thế nào. Với điều kiện em bé của bạn đang phát triển một cách bình thường, tập thể dục thường xuyên sẽ khiến bạn và em bé có được sức khỏe tốt nhất có thể.
Bạn cần bảo đảm trong suốt quá trình luyện tập không có bất cứ một chấn động nào xảy ra là ổn.
Các hoạt động tốt khi thể dục trong thai kỳ
Các hoạt động như bơi lội, đi bộ, yoga, pilates, và thể dục nhịp điệu với những động tác nhẹ nhàng là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Tuy nhiên, mang thai không phải là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu tập một môn thể dục chuyên sâu, vận động mạnh bạn nhé.
Khi bạn đang mang thai, các hormone relaxin được giải phóng, làm giảm sự khó chịu, những khó khăn, stress trong cơ thể bạn. Các hormone này giúp hệ xương khớp của bạn được bôi trơn, rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, chúng còn giúp xương chậu của bạn được vận động nhẹ nhàng, sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc hành trình đón bé chào đời trong thời gian sắp tới.
Nhưng bạn cần lưu ý, mọi vận động thể dục của bạn cần phải có huấn luyện viên. Bởi trong quá trình này, nội tiết tố trong cơ thể bạn thường “nhạy cảm” hơn bình thường rất nhiều, nếu tập sai động tác, bạn rất có thể bị bong gân hoặc vướng phải một chấn thương khác.
Tập thể dục trong thai kỳ rất quan trọng, điều này có lợi ích tốt cho sức khỏe
cũng như quá trình vượt cạn sau này của bà bầu (Ảnh minh họa)
Những hoạt động thể dục trong thai kỳ nên tránh
Cơ thể bạn đang trải qua một giai đoạn nhạy cảm, vì thế bạn không nên thực hiện bất kỳ hoạt động nào dễ gây cho bạn sự trượt, ngã hoặc rơi. Ví dụ những hoạt động mạnh như cưỡi ngựa, trượt tuyết, leo núi, bóng đá, bóng rổ...
Một lời khuyên được đưa ra ở đây đó là trước khi tham gia bất cứ hoạt động thể thao nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình. Chắc chắn họ sẽ đưa ra cho bạn một lời khuyên đúng đắn.
Mặc gì khi tham gia tập thể dục
Bạn cần chọn những bộ quần áo thoáng mát, không nên chọn bộ đồ có chất vải nóng, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Nếu mặc quần áo quá nóng, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
Bên chọn áo ngực chuyên dụng trong thể dục thể thao và phù hợp với bà bầu.
Nhiệt độ cơ thể sau quá trình tập luyện thể thao nên dưới 39,2 độ C.
Lời khuyên hữu ích
Bạn nên tham gia tập thể dục ít nhất ba lần một tuần, mỗi lần tập trong 30 phút. Không nên tham lam và hãy cho bản thân được nghỉ ngơi vài ngày trong tuần, điều này sẽ giúp cơ thể bạn được cân bằng. Bởi nếu bạn tập 5 lần 1 tuần hoặc nhiều hơn thế thì em bé khi sinh ra có khả năng bị nhẹ cân hơn trẻ khác.
Thêm vào đó, tập quá mức sẽ khiến bạn dễ bị tổn thương.
Bạn cần làm nóng cơ thể, khởi động trước khi tập thể dục. Điều này sẽ giúp các cơ bắp, khớp của bạn sẵn sàng tham gia hoạt động. Đi bộ tại chỗ, vươn vai, duỗi chân vài phút khiến trái tim bạn cũng được lên dây cót chuẩn bị tham gia vào bài tập được dễ dàng.
Sẽ là sai lầm nếu bạn bỏ qua việc khởi động và bắt đầu luôn vào quá trình tập thể dục. Điều này vô tình bạn sẽ làm tổn thương chính mình (chóng mặt, giảm lượng máu tới tử cung, mất thăng bằng…).
Bạn nên uống nhiều nước, cố gắng uống khoảng hai ly nước trước khi bắt đầu tập thể dục. Trong suốt quá trình tập luyện, bạn có thể dừng lại một lát để nhấp từng ngụm nước nhỏ. Điều này giúp cơ thể bạn được điều hòa, tránh tình trạng mất nước.
Mất nước rất nguy hiểm bởi hiện tượng này khiến nhiệt độ cơ thể của bạn bị tăng lên gây không tốt cho chính bạn và em bé.
Bạn cần chọn cho mình một không gian tập thoáng mát, sạch sẽ.
Tuyệt đối không tập thể dục một cách quá đà. Hãy nhớ rằng bạn đang sắp làm mẹ, mọi hoạt động thể dục đến kiệt sức không được khuyến khích chút nào trong giai đoạn này. Việc tập luyện thể thao khi mang bầu quả thực rất tốt nhưng nó sẽ phản tác dụng khi bạn tập luyện quá sức.
Bạn có thể sử dụng thiết bị theo dõi nhịp tim trong suốt quá trình tập luyện. Điều này tốt cho sức khỏe của bạn trong thời kỳ mang thai.
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó chịu trong người (dù là một dấu hiệu nhỏ), bạn cần dừng luyện tập, nghỉ ngơi và nếu cần thiết hãy thông báo điều này cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình được rõ.
Dù được chuyên gia tư vấn kỹ càng song không ai ngoài bạn có thể hiểu rõ về mình một cách tốt nhất.
Trước mỗi bài thể dục, bạn hãy học cách lắng nghe chính cơ thể mình, xem xét xem liệu bài tập đó mình có đủ sức khỏe để tham gia hay không? Phù hợp với bài đó hay không?
Sưu tầm
Nhận xét