Sinh non là nỗi sợ của bất cứ bà bầu nào trong quá trình mang thai. Những phương pháp sau đây sẽ giúp mẹ bầu tự bảo vệ mình trước nguy cơ sinh non.
Luôn giữ tâm trạng ổn định
Để tránh sinh non, các bà mẹ tương lai cần duy trì một tâm trạng lạc quan và ổn định. Cảm xúc vui vẻ có thể thúc đẩy sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Ngược lại, tâm trạng bất an, lo lắng, cáu giận lại có thể khiến cơ thể bài tiết quá nhiều hormone tuyến thượng thận, máu sinh ra những chất có hại cho hệ thần kinh dẫn đến sinh non.
Hầu hết các bà mẹ tương lai chẳng ai muốn mình sinh non. Chính bởi vậy mà duy trì một tâm trạng lạc quan là điều hêt sức quan trọng. Việc phải chịu nhiều áp lực tâm lý, sự căng thẳng hàng ngày sẽ khiến nâng cao tỷ lệ sinh non. Đặc biệt, nếu cảm xúc của mẹ bầu không ổn định trong một thời gian dài thì rất có thể sẽ bị trầm cảm sau sinh.
Bởi vậy, để tránh tâm lý thay đổi, mẹ bầu nên chia sẻ những suy nghĩ cũng như cảm nhận của bản thân với chồng hoặc những người bạn tin tưởng. Tránh việc giữ cảm xúc trong người vì đây là điều hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.
Tâm trạng ổn định là cách giúp mẹ bầu hạn chế sinh non
Đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc an thai
Khi mang thai đến tháng thứ ba, lúc này các cơ quan của thai nhi đã bắt đầu hình thành. Việc sử dụng tất cả các loại thuốc đều có thể gây ra những dị tật thai nhi hoặc các hậu quả nghiêm trọng khác.
Đối với những mẹ bầu có tiền sử thai chết lưu hoặc sinh non thường hay tìm đến thuốc an thai để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cũng cần phải có những lưu ý nhất định bởi ngay cả thuốc an thai cũng có thể gây ra vài tác dụng phụ như khiến nhịp tim đập nhanh, hạ huyết áp, phù phổi, suy tim hoạc nhiều triệu chứng khác.
Vậy nhưng những phản ứng phụ này thường sảy ra với tỷ lệ rất thấp, trừ khi mẹ bầu dùng thuốc an thai không tuân theo chỉ định. Bởi vậy, mẹ bầu nên ghi nhớ rằng chỉ nên dùng thuốc an thai theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và chú ý những hướng dẫn cụ thể trong từng thời kỳ.
Thường xuyên tự kiểm tra
Các cơn co thắt là triệu chứng thường thấy khi mang thai. Tuy nhiên, khi mang thai, mẹ bầu cần có những khả năng cơ bản để tự phân biệt được sự khác nhau giữa những cơ co thắt và kịp thời nhận ra những dấu hiệu bất thường của các cơn co thắt.
Một cơn co thắt có thể kéo dài từ 2 đến 3 phút với tác động mạnh mẽ. Ngược lại, ở những tháng cuối, các cơn co thắt sẽ đều đặn, không đau. Khi đặt tay lên bụng, mẹ bầu sẽ thấy bụng cứng lại.
Ở tuần thai thứ 37, các cơn co thắt bắt đầu. Một số bà mẹ sẽ không nhận thấy dấu hiệu này, chỉ đến khi chạm vào vùng bụng, các bà mẹ sẽ thấy các cơn co thắt xuất hiện với tần số ngày càng tăng, nếu mẹ bầu nhận thấy cơn co thắt này đến nhiều hơn từ vùng tử cung thì rất có thể đây là dấu hiệu của sinh non.
Để có thể nhận biết chính xác được các cơ co thắt, mẹ bầu có thể dùng cách ghi lại tần số. Nếu cơn co thắt kéo dài khoảng 10 phút hoạc lâu hơn ngay cả khi đã thay đổi tư thế thì mẹ bầu cần phải đến các cơ sở y tế ngay lập tức.
Sưu tầm
Nhận xét