Khi mang thai, cần tiêm phòng bệnh gì?



Trước và trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tiêm phòng những bệnh gì là vấn đề được rất nhiều chị em thắc mắc.

Tiêm chủng trước và trong thời gian mang thai là việc làm quan trọng để giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi ra đời có sức đề kháng tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên, tiêm chủng những bệnh gì và tiêm vào thời gian nào thì không phải mẹ bầu nào cũng nắm rõ được. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Trước khi mang thai:

Loại bệnh cần ngừaThời điểm ngừaNhững nguy hiểm nếu
không chích ngừa
RubellaMuộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầuNếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.
Viêm gan BCó thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được.Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.
Thủy đậuMuộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầuKhoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.
CúmMọi thời điểmMẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.

Trong khi mang thai:

Loại bệnh cần ngừaThời điểm ngừaNhững nguy hiểm nếu
không chích ngừa
Uốn vánMũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30.Chứng uốn ván có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.
CúmNếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa Cúm ( từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm kế )Cúm khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.

Lưu ý khi tiêm chủng

- Cần tránh thai an toàn trong khoảng thời gian quy định cho từng loại vắc xin đã tiêm. Nếu bị vỡ kế hoạch, bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ và theo dõi quá trình phát triển thai nhi chặt chẽ.

- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nên tiêm uốn ván trước khi mang bầu. Khi mang đa thai hay có nguy cơ sinh non, bạn nhớ tiêm vắc xin phòng uốn ván sớm hơn. Hỏi ý kiến bác sĩ để được tiêm thuốc hỗ trợ phổi cho bé.

Khi_mang_thai_can_tiem_phong_benh_gi_cam_nang_ba_bau_2

Để giảm cảm giác sưng tấy, đau, ngứa sau khi tiêm uốn ván, bạn hãy lấy
muối chườm lên khu vực nốt tiêm. (ảnh minh họa)

- Nếu bạn đang bị sốt cao, bị các bệnh khớp, thận,... cần có tham vấn bác sỹ trước khi tiêm phòng các bệnh trên.

- Để giảm cảm giác sưng tấy, đau, ngứa sau khi tiêm uốn ván, bạn hãy lấy muối chườm lên khu vực nốt tiêm; cắt 1 lát chanh tươi đắp lên hoặc dùng nước nóng chườm.

Gợi ý địa chỉ tiêm phòng: 

Tại thành phố Hồ Chí Minh

- Viện Pasteur, 167 Pasteur, Q.3. 

- Bệnh viện Từ Dũ, 284 Cống Quỳnh, Q.1. 

- Bệnh viện Đại học Y Dược, 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận. 

Tại Hà Nội

- Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội số 70-72 Nguyễn Chí Thanh.

- Trung tâm Y tế dự phòng, 50C Hàng Bài. 

- Phòng tiêm chủng quốc tế, số 3 Ông Bích Khiêm.

- Trung tâm tiêm phòng, số 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy (Đối diện Viện 198). 

- Phòng tiêm chủng SAFPO, 135 Lò Đúc.

Sưu tầm

Nhận xét