Những thói quen xấu mà bà bầu cần tránh xa

Trong cuộc sống hằng ngày, bà bầu có vô số thói quen, có những thói quen tốt và cũng có những thói quen xấu, không có lợi cho cả mẹ và bé.

Vì thế, hiểu biết và phòng tránh, loại bỏ các thói quen xấu sẽ giúp thai phụ có một thai kì thuận lợi hơn.



Ăn càng nhiều càng tốt

Khi mang thai, người phụ nữ vẫn thường được khuyên là phải ăn cho cả hai người và bà mẹ cứ ăn càng nhiều thì càng tốt? Điều đó chưa hẳn đã đúng. Cơ thể của thai phụ chỉ cần thêm 200 - 300 calori so với người bình thường. Trong giai đoạn mang thai, sản phụ chỉ cần tăng thêm 11 - 12kg là vừa đủ. Nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu hợp lí và không cân bằng, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng thừa cân. Khi bà bầu tăng cân quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì, xác suất sinh con bất thường, sảy thai tự phát hoặc thai nhi chết sau khi sinh sẽ tăng và nguy hiểm. Để tránh tình trạng này, tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để có một chế độ dinh dưỡng tốt cho bản thân và em bé sắp chào đời.

Trong quátrình mang thai, bạn cũng nên tránh các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe. Bạn không nên ăn các thức ăn chứa chất bảo quản và màu thực phẩm. Pate và phô mai rất dễ nhiễm khuẩn listeria có thể khiến bạn bị sảy thai, đẻ non. Salmonella trong trứng tươi, trứng lòng đào không đi qua nhau thai, không làm hại thai nhi nhưng lại khiến bạn mệt mỏi, buồn nôn dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy. Thói quen ăn thịt tái, sữa chưa tiệt trùng, trái cây chưa gọt vỏ… sẽ khiến bạn nhiễm kí sinh trùng toxoplasma, khiến bé có thể bị vàng da, mù mắt hoặc chậm phát triển trí não. Phụ nữ có thai thường được khuyên ăn gan để có thêm sắt và vitaminA. Nhưng bạn cũng nên biết lượng vitamin quá nhiều cũng gây ngộ độc cho thai nhi, vì thế bà bầu nên tránh dùng các nội tạng của động vật.

Hút thuốc và uống rượu khi mang thai

Thuốc lá có hại cho sức khỏe và vô cùng nguy hiểm đối với mẹ và em bé. Nó không chỉ nguy hiểm khi bạn trực tiếp hút thuốc mà còn việc hút thuốc gián tiếp cũng làm tăng nguy cơ sinh non, em bé sẽ dễ bị hội chứng đột tử trong nôi, dễ mắc các chứng bệnh về hô hấp, chậm phát triển cả về trí não lẫn thể chất. Thuốc lá làm tăng nồng độ monoxide trong máu người mẹ, cản trở việc vận chuyển oxi tới bào thai. Nicotin trong thuốc lá làm co mạch máu ở bên nhau thai, tổn thương đến chức năng của nhau thai.

Tốt nhất bạn nên bỏ thuốc nếu nghiện và tiết giảm tối đa việc hút thuốc thụ động để đảm bảo cho thai nhi có một môi trường tốt nhất để phát triển.

Nếu bạn uống rượu trong lúc mang thai, chất cồn trong rượu sẽthấm vào máu và truyền vào lá nhau gây ảnh hưởng cho em bé. Hiện nay chưa có ý kiến thống nhất về lượng rượu gây nguy hại cho bào thai và mức sử dụng an toàn đối với rượu trong thời kì mang thai. Để bảo vệ cho đứa con của mình, tốt nhất bạn nên tránh xa rượu. Bạn cũng đừng quên là ngay cả bia và rượu táo cũng vẫn chứa cồn, vì thế nên tránh dùng chúng. Lạm dụng hay uống rượu thường xuyên khi mang thai là nguyên nhân gây nên hội chứng “thai nhi nghiện rượu”, em bé sẽ mắc tình trạng tâm thần đờ đẫn, thiểu năng trí tuệ. Sử dụng rượu ở mức thấp có liên quan tới những ca sảy thai sớm và khó thụ thai.

Các loại nước ngọt có gas đều không tốt cho người mẹ, chúng chứa ít chất dinh dưỡng nhưng lại quá nhiều chất phụ gia không có lợi cho sức khỏe. Cà phê và trà đặc gây ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa của bạn. Lượng cafein và axit tannic quá nhiều sẽ cản trở quá trình hấp thu thức ăn, không tốt cho sức khỏe của bé.

Thể dục, thể thao quá độ

Tập thể dục thể thao là rất tốt, song bà bầu cần có chế độ tập sao cho phù hợp với mình. Bạn nên lựa chọn các bài tập yoga để tập thở, tập cơ thư giãn nhẹ nhàng.
Đi bộ và bơi lội là hai môn thể thao tuyệt vời trong thời kì mang thai, nhưng bà bầu cũng nên nghỉ ngơi khi cơ thể thấy mệt và không nên tập quá sức.

Sử dụng thuốc chữa bệnh bừa bãi

Khi mang thai, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn là tốt nhất, tránh dùng thuốc theo cảm quan hay nghe người khác mách bảo. Trong quá trình mang thai, nếu bà bầu gặp phải những trở ngại về sức khỏe thì nên đến bác sĩ để khám và tư vấn, điều trị, không nên tự mua thuốc để uống hoặc nghe người khác mách bảo.

Dùng mĩ phẩm không phù hợp

Cho đến nay chưa có kết luận chính thức nào về tác hại của việc làm đẹp trong thời kì bầu bí đối với sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Nhưng các bà mẹ tương lai cũng nên chú ý hạn chế việc sử dụng mĩ phẩm trong thời gian này. Thuốc nhuộm tóc chứa Coaltar và một số chất hóa học rất độc khác có thể gây hỏng thai. Gần đây, thuốc nhuộm tóc có nồng độ hóa chất nhẹ hơn nhưng bác sĩ vẫn cảnh báo các bà mẹ nên cẩn thận. Sơn sửa móng tay cũng nên cẩn thận để đảm bảo vệ sinh, tránh để nhiễm trùng và hư hại móng tay với nước sơn. Bà bầu cũng nên trang điểm cho thêm tươi tắn, nhưng hãy trang điểm thật nhẹ nhàng với các loại mĩ phẩm uy tín và chất lượng.
Những thói quen xấu, không có lợi cho sức khỏe là vô cùng nguy hiểm. Từ bỏ những thói quen xấu này, bạn sẽ tự bảo vệ bản thân và mang lại sự khỏe mạnh cho em bé yêu sắp chào đời.
Sưu tầm


Bài viết liên quan:

Nhận xét