Với những bà bầu thời hiện đại, ở cữ tháng đầu tiên sau khi sinh con đánh dấu một bước ngoặt mới trong cuộc đời. Không chỉ vất vả cùng nhiều bỡ ngỡ với việc chăm con, những điều cần phải kiêng cữ cũng thật lắm nỗi gian nan.
Không đuợc tắm, không được bước ra khỏi phòng riêng, lúc nào cũng phải trang bị kín mít đến tận răng, không xem tivi, không đọc báo ... và có đến "n" những điều cấm kị được mẹ đẻ hay mẹ chồng lên danh sách và dặn dò. Ngày nay, những bà mẹ trẻ không còn bị bó buộc những điều kiêng cữ như chục năm về trước. Điều kiện sống hiện đại, những hiểu biết mới giúp cho các sản phụ cảm thấy dễ thở hơn.
Nhưng không vì vậy mà bạn chủ quan nhé, nhất là nếu như bạn mới ở cữ lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm. Dù thế nào,hãy nhớ cẩn thận 3 điều sau:
Với những bà bầu thời hiện đại, ở cữ-tháng đầu tiên sau khi sinh con
đánh dấu một bước ngoặt mới trong cuộc đời. (ảnh minh họa)
Tránh gió
Tránh gió, cụ thể hơn là tránh gió lạnh và khí lạnh. Do cơ thể người phụ nữ mới sinh rất yếu, khả năng miễn dịch, sức đề kháng thấp, toàn thân - từ cơ đến xương đều có cảm giác "không phải là của mình"... đó đó, những cơn gió lạnh, khí lạnh sẽ là "kẻ thù" số 1 mà các sản phụ cần đề phòng. Nếu không cẩn thận, sau này, bạn sẽ phải đối mặt với những căn bệnh như phong thấp, đau nửa đầu, nhức mỏi, đau khớp...
Tránh gió trong thời kỳ ở cữ không có nghĩa là cứ thấy gió là bạn trốn biệt. Những cơn gió lạnh, đột ngột và bất ngờ mới là điều cần tránh. Rất nhiều sản phụ đã hiểu nhầm ý nghĩa của việc tránh gió, và nhốt mình trong 4 bức tường với quần áo kín mít trong hơn một tháng. Đây là một nhận thức hoàn toàn sai lầm dễ dẫn đến nhiều bệnh hơn.
Tránh bồi bổ quá mức
Sau khi sinh con, do cơ thể mất sức, cùng với việc phải nuôi con nhỏ, nhu cầu tẩm bổ của các sản phụ rất lớn. Những món ăn bổ dưỡng như chân giò hầm đu đủ, cháo, trứng, sữa, thịt... liên tục được người nhà tiếp tế.
Tránh gió, cụ thể hơn là tránh gió lạnh và khí lạnh. Do cơ thể người phụ nữ mới sinh rất yếu, khả năng miễn dịch, sức đề kháng thấp, toàn thân - từ cơ đến xương đều có cảm giác "không phải là của mình"... đó đó, những cơn gió lạnh, khí lạnh sẽ là "kẻ thù" số 1 mà các sản phụ cần đề phòng. Nếu không cẩn thận, sau này, bạn sẽ phải đối mặt với những căn bệnh như phong thấp, đau nửa đầu, nhức mỏi, đau khớp...
Tránh gió trong thời kỳ ở cữ không có nghĩa là cứ thấy gió là bạn trốn biệt. Những cơn gió lạnh, đột ngột và bất ngờ mới là điều cần tránh. Rất nhiều sản phụ đã hiểu nhầm ý nghĩa của việc tránh gió, và nhốt mình trong 4 bức tường với quần áo kín mít trong hơn một tháng. Đây là một nhận thức hoàn toàn sai lầm dễ dẫn đến nhiều bệnh hơn.
Tránh bồi bổ quá mức
Sau khi sinh con, do cơ thể mất sức, cùng với việc phải nuôi con nhỏ, nhu cầu tẩm bổ của các sản phụ rất lớn. Những món ăn bổ dưỡng như chân giò hầm đu đủ, cháo, trứng, sữa, thịt... liên tục được người nhà tiếp tế.
Bồi bổ quá mức khi mới sinh không tốt. (ảnh minh họa)
Tuy nhiên, bạn hãy nhớ, ăn đủ chất không có nghĩa là ăn rất nhiều các món ăn bổ dưỡng. Những loại đồ bổ đó có thể "đánh nhau" khiến bạn bị tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn. Đó là những hiệu ứng phản tác dụng của việc ăn quá nhiều đồ bổ.
Tránh lạnh
Ở cữ ngày đông, sản phụ cần đặc biệt chú trọng việc giữ ấm cho cơ thể. Nhiệt độ thích hợp trong phòng từ 22 - 27 độ, nóng hay lạnh quá đều cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý tới độ ẩm của không khí và giữ độ ẩm cần thiết trong không gian, để giữ cho làn da được cân bằng, vì việc bị khô, nứt da ở thời kỳ ở cữ không chỉ gây phiền toái, khó chịu, mà còn rất khó khắc phục trong những ngày sau.
Tránh lạnh
Ở cữ ngày đông, sản phụ cần đặc biệt chú trọng việc giữ ấm cho cơ thể. Nhiệt độ thích hợp trong phòng từ 22 - 27 độ, nóng hay lạnh quá đều cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý tới độ ẩm của không khí và giữ độ ẩm cần thiết trong không gian, để giữ cho làn da được cân bằng, vì việc bị khô, nứt da ở thời kỳ ở cữ không chỉ gây phiền toái, khó chịu, mà còn rất khó khắc phục trong những ngày sau.
Sưu tầm
Nhận xét